VTA - trung tâm trọng tài thương nhân việt nam

VTA - trung tâm trọng tài thương nhân việt nam

TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM - VTA là cơ quan giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Là một tổ chức độc lập, không vì mục đích lợi nhuận; các hoạt động giải quyết tranh chấp của VTA được đảm bảo thực hiện bởi quy trình tố tụng minh bạch, bảo mật, đáp ứng tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên, không ngừng được cải tiến theo yêu cầu thực tiễn và xu hướng giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài trên thế giới.  

10000

Doanh nghiệp kết nối, lựa chọn VTA là cơ quan giải quyết tranh chấp

100

Trong tài viên và chuyên gia nước ngoài tham gia các hoạt động của VTA

50%

Vụ tranh chấp phát sinh từ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tư nhân

20%

Vụ việc được thụ lý và giải quyết có yếu tố nước ngoài

Hoạt động tại VTA

Tại VTA, Alternative (Lựa chọn) là tối đa hóa quyền tự do thỏa thuận, lựa chọn của các bên tranh chấp và thúc đẩy Phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (Alternative Dispute Resolution). Alternative chính là một trong 05 yếu tố nền tảng tạo nên giá trị "RAPID" của VTA: Respect(Trân trọng) – Alternative(Lựa chọn) – Prestige(Trung tín) – Intelligence(Trí tuệ) – Dedication(Tận tâm)

Thỏa thuận trọng tài

Công ước New York 1958 yêu cầu Tòa án của các nước thành viên trao hiệu lực đầy đủ cho Thỏa thuận trọng tài, bằng cách Tòa án phải từ chối thụ lý giải quyết vụ tranh chấp khi các bên đã có Thỏa thuận trọng tài

Tố tụng trọng tài

Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA).

Hòa giải

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng hòa giải tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) theo Quy tắc Hòa giải của Trung tâm này.

Câu hỏi phổ biến

Hãy để VTA giải đáp những câu hỏi của Quý Thương nhân, Doanh nghiệp về phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài và hòa giải.

Theo Khoản 2 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại, trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:

a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

Theo Khoản 3 Điều 7 Quy tắc VTA, kèm theo Đơn khởi kiện phải có thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan.

Theo khoản 2 Điều 7 Quy tắc VTA, Đơn khởi kiện gồm các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm Đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên;
c) Tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp;
d) Cơ sở khởi kiện;
đ) Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn;
e) Tên của người được Nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 hoặc Điều 13 của Quy tắc.
g) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là cá nhân

VTA có thể gửi ngay Thông báo và Đơn khởi kiện của Nguyên đơn cho Bị đơn trong trường hợp Nguyên đơn đã nộp Đơn khởi kiện theo Khoản 2 Điều 7 Quy tắc VTA và Nguyên đơn nộp đủ phí trọng tài theo Quy định tại Điều 35 Quy tắc VTA.

Theo Điều 8 Quy tắc VTA, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày VTA nhận được Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài, các tài liệu khác có liên quan và phí trọng tài quy định tại Điều 35 của Quy tắc VTA, VTA gửi tới Bị đơn Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan.

Các tài liệu kèm theo Đơn khởi kiện, Bản tự bảo vệ, Đơn kiện lại và các tài liệu khác có thể là bản chính, bản sao hoặc bản sao có công chứng. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng Trọng tài có thể yêu cầu các bên cung cấp tài liệu theo hình thức mà Hội đồng Trọng tài quyết định.

Tin tức cập nhật

Khám phá các thông tin mới nhất về hoạt động trọng tài và hòa giải tại VTA cũng như các hoạt động trọng tài và hòa giải quốc tế tại các quốc gia trên thế giới

21 8/2024
VTA hợp tác với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Ấn Độ (IIAC)

Mục đích của hợp tác là cùng nhau nỗ lực hợp tác, thúc đẩy, phát triển và khám phá phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và Hòa giải, dựa trên sự bình đẳng, cùng có lợi.

17 8/2024
Phát biểu của Chủ tịch VTA tại LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC XUYÊN BIÊN GIỚI GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÀI VÀ HÒA GIẢI, NGÀY 02/8/2024, TẠI TP. NAM NINH

Và chắc hẳn Quý vị cũng đồng ý với Tôi rằng: tình hữu nghị truyền thống giữa Quảng Tây và Việt Nam chính là cơ sở nền tảng quan trọng để chúng ta đến với nhau, cùng trao đổi, thiết lập...

17 8/2024
VTA THAM DỰ LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC XUYÊN BIÊN GIỚI GIỮA TRUNG QUỐC (QUẢNG TÂY) VÀ VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÀI VÀ HÒA GIẢI

Sáng ngày 02/8/2024 tại Thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực trọng tài và Hòa giải.

17 8/2024
VTA ĐỒNG HÀNH CÙNG VAS CROSSOVER 2024

VTA đồng hành cùng chuỗi Hội thảo về Trọng tài 2024 với chủ đề: “Nâng tầm trọng tài quốc tế tại Việt Nam: Từ các nguyên tắc cơ bản đến kỹ năng chuyên nghiệp”

17 8/2024
VTA ĐỒNG HÀNH CÙNG “HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ADR CHÂU Á 2024”

Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (“VTA”) hân hạnh là trung tâm trọng tài của Việt Nam tham gia Asia ADR Summit 2024 với tư cách là Đơn vị đồng hành

17 8/2024
VTA BỔ NHIỆM GIÁM ĐỐC ĐỐI NGOẠI

Trong vai trò là Trọng tài viên, Bà Phương chủ động và đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR) cũng như các hoạt động của VTA.

Góc nhìn trọng tài viên

Tại VTA, Intelligence (Trí tuệ) là Thấu hiểu sự việc, tư duy kiến tạo và mang lại giá trị. Intelligence là một trong 05 yếu tố nền tảng tạo nên giá trị "RAPID" của VTA: Respect(Trân trọng) – Alternative(Lựa chọn) – Prestige(Trung tín) – Intelligence(Trí tuệ) – Dedication(Tận tâm)

27 8/2024
Vai trò của Luật sư trong tương lai của Trọng tài thương mại việt nam

Chủ đề trình bày của TS. Đặng Xuân Hợp, Trọng tài viên [HopDang's Chambers] là về vai trò của luật sư trong tương lai ngành trọng tài thương mại (TTTM) ở Việt Nam. Trọng tài viên Đặng Xuân Hợp nhận định: các luật sư sẽ đóng một vai trò quyết định phần lớn, và ít nhất là trên 50%, sự thành công trong việc phát triển lĩnh vực TTTM ở Việt Nam trong 10 năm, 20 năm tới và hơn nữa.

27 8/2024
Chi phí trong một vụ tranh chấp trọng tài tại Việt Nam

Việc tối ưu hóa chi phí trong tố tụng trọng tài đã và đang trở thành chủ đề được thảo luận khá nhiều trong thời kỳ mà phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đang trở nên phổ biến tại Việt Nam. Một luật sư không cân nhắc hoặc không có kỹ năng để cân nhắc vấn đề này có khả năng sẽ gây ra tổn hại lớn cho khách hàng, vì phí trọng tài cần nộp đầy đủ trong giai đoạn đầu luôn tỷ lệ thuận với giá trị tranh chấp trong các yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu kiện lại, nghĩa là giá trị tranh chấp càng lớn thì phí trọng tài càng cao.

27 8/2024
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI

Trong những năm qua, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam đã đạt được nhiều phát triển và bất chấp thực tế rằng số lượng vụ việc được giải quyết bằng trọng tài là rất ít so với vụ việc tại Tòa án, không thể phủ nhận một thực tế rằng nhu cầu sử dụng trọng tài càng ngày càng tăng tại Việt Nam. Hoạt động trọng tài tại Việt Nam đã phát triển trên nhiều mặt, từ khung pháp lý cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nhận thức về trọng tài đến cả số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư, chuyên gia và trọng tài viên.

27 8/2024
Những ưu thế của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng Trọng tài thương mại.

TCDN - Việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh đa số các doanh nghiệp kéo nhau ra tòa, khiến áp lực số vụ việc cần giải quyết của tòa án tăng lên, cùng với đó thời gian giải quyết kéo dài khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và đôi khi ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường.

27 8/2024
Quản lý và điều hành công ty cổ phần: Chủ tịch hay tổng giám đốc có thẩm quyền cao hơn?

LS. Phương Đặng(*) (KTSG) – Trong Bản án sơ thẩm số 1297/2017/KDTM-ST ngày 22-09-2017 của TAND TPHCM về tranh chấp giữa thành viên công ty và công ty, phía nguyên đơn là bà L.H.D.Th đã có một trong số các yêu cầu khởi kiện là yêu cầu Hội đồng xét xử hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh phó tổng giám đốc thường trực mà ông Đ.L.N.V. đã ký với tư cách là chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) vì cho đây là sự lạm quyền. Chiếu theo điều lệ hay Luật Doanh nghiệp 2014, chủ tịch HĐQT không có thẩm quyền phù hợp, mà thuộc thẩm quyền của HĐQT và yêu cầu này vào lúc đó đã được Hội đồng xét xử chấp thuận(1).

27 8/2024
THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: Đối với các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài

Thẩm quyền của Trọng tài được quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010; theo đó Trọng tài thương mại được giải quyết các tranh chấp: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại (Khoản 1); Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại (Khoản 2); và Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài (Khoản 3).

Đối tác của vta

VTA
VTA
VTA
VTA
VTA
VTA
VTA
VTA