KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
Trong những năm qua, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam đã đạt được nhiều phát triển và bất chấp thực tế rằng số lượng vụ việc được giải quyết bằng trọng tài là rất ít so với vụ việc tại Tòa án, không thể phủ nhận một thực tế rằng nhu cầu sử dụng trọng tài càng ngày càng tăng tại Việt Nam. Hoạt động trọng tài tại Việt Nam đã phát triển trên nhiều mặt, từ khung pháp lý cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nhận thức về trọng tài đến cả số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư, chuyên gia và trọng tài viên.
Trong những năm qua, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam đã đạt được nhiều phát triển và bất chấp thực tế rằng số lượng vụ việc được giải quyết bằng trọng tài là rất ít so với vụ việc tại Tòa án,[1] không thể phủ nhận một thực tế rằng nhu cầu sử dụng trọng tài càng ngày càng tăng tại Việt Nam.[2] Hoạt động trọng tài tại Việt Nam đã phát triển trên nhiều mặt, từ khung pháp lý cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nhận thức về trọng tài đến cả số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư, chuyên gia và trọng tài viên. Điều đó đòi hỏi người luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại không chỉ cần có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực mà còn cần vận dụng rất nhiều kỹ năng như đối thoại, hòa giải, thương lượng… và kỹ năng tranh tụng. Tất cả những kỹ năng nêu trên thường được gọi chung là kỹ năng khi giải quyết tranh chấp thương mại của luật sư. Phần III trích từ tham luận về “Kỹ năng của luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài” của Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng và Lê Quang Hưng sẽ phân tích trực tiếp kỹ năng của luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện nay tại Việt Nam và chỉ ra một số tồn tại có thể khắc phục ngay từ trong chương trình giảng dạy và quá trình đào tạo kỹ năng nghề.
CÁC KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
1. Yêu cầu chung cần đạt được của chương trình đào tạo kỹ năng Luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Chương trình đào tạo của Học viện tư pháp về kỹ năng của Luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, trước tiên theo quan điểm của chúng tôi phải kế thừa được những khái niệm cơ bản được giảng dạy ở bậc đại học về trọng tài. Tức là, những kỹ năng của luật sư phải được áp dụng sao cho (i) luật sư phải tận dụng tối đa những ưu điểm của trọng tài và (ii) phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Những nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam nên được trình bày một bài lý thuyết chung bao gồm các nội dung cụ thể sau:
- Tôn trọng thỏa thuận của các Bên (Party Autonomy): thỏa thuận của các bên được ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế UNCITRAL coi là nguyên tắc cơ bản nhất (magna cata) trong thủ tục tố tụng trọng tài. Mặc dù vẫn chịu một số hạn chế và vẫn phải tuân thủ pháp luật, trong tố tụng trọng tài các bên có quyền thỏa thuận về cách tiến hành tố tụng, phạm vi thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, lựa chọn trung tâm và địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài v.v.
- Độc lập, vô tư, khách quan của Trọng tài viên (Independence and Impartiality): một nguyên tắc cơ bản khác của trọng tài đó là Trọng tài viên thì “không thể vừa đá bóng, vừa thổi còi”, tức là Trọng tài viên không được thiên vị. Do đó, bên cạnh chuyên môn của Trọng tài viên, luật sư cần nắm vững những tiêu chuẩn quốc tế về nghĩa vụ tiết lộ và tính vô tư khách quan của trọng tài viên (có thể tham khảo thêm bảng hướng dẫn của Hiệp hội luật sư quốc tế IBA về vấn đề này) để lựa chọn một trọng tài viên phù hợp và kịp thời phản đối những trọng tài viên mà luật sư nghi ngờ thiếu vô tư, khách quan cũng như bảo vệ trọng tài viên mà mình cho là tiêu chuẩn trước phản đối của bên còn lại.
- Các bên đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, các bên phải được tạo điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (Due Process and equal treatment): nguyên tắc này của pháp luật Việt Nam thống nhất với thực tiễn thế giới, đó là các bên phải được đảm bảo bình đẳng và tạo điều kiện để trình bày quan điểm của mình. Đây là nguyên tắc phổ biến để dựa vào đó các Bên ưa ra những yêu cầu về mặt tố tụng: ví dụ như gia hạn thời gian chuẩn bị bản luận cứ, đề nghị triệu tập nhân chứng v.v. hay bác bỏ những yêu cầu tố tụng vô lý của bên kia để đảm bảo bình đẳng, công bằng trong tố tụng. Cần lưu ý rằng đối xử bình đẳng không có nghĩa là đối xử các bên theo một trình tự tương đương giống hệt nhau – nhất là trong những vụ kiện bị đơn từ chối tham dự và Hội đồng trọng tài phải mở phiên xử vắng mặt (Ex-parte Proceedings). Khi đó, luật sư cần đảm bảo rằng bên vắng mặt đã được tạo điều kiện để thực hiện quyền của mình nhưng tự từ bỏ không thực thi quyền tố tụng đó.
- Bảo mật trừ khi các bên thỏa thuận khác (Confidentiality): Luật sư cần lưu ý rằng mọi thông tin về tranh chấp tại trọng tài không được công khai, vì riêng thông tin tranh chấp có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và làm mất mối làm ăn của một doanh nghiệp.
- Tính chung thẩm của Phán quyết (Finality): Phán quyết trọng tài là chung thẩm và luật sư cần lưu ý không thể yêu cầu tòa án xem xét lại nội dung Phán quyết. Luật sư chỉ có thể xin hủy phán quyết dựa trên các căn cứ như tại Điều 68 của LTTTM hoặc xin từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo Điều V Công ước New York 1958. Trong cả hai trường hợp, nghĩa vụ chứng minh đều thuộc về bên phản đối và luật sư cần lưu ý để chuẩn bị tài liệu, luận cứ phù hợp.
Ngoài ra, luật sư cũng cần phải lưu ý những nguyên tắc cơ bản trong trọng tài quốc tế như tính độc lập của thỏa thuận trọng tài (separability), quyền của Hội đồng trọng tài tự xem xét thẩm quyền của mình (competenz-competenz) v.v. Những kiến thức này có thể kế thừa từ bậc đại học và Học viện chỉ đóng vai trò định hướng hoặc tổng kết lại việc áp dụng những nguyên tắc này trong thực tiễn tố tụng.
Và tại phần 2 dưới đây, tham luận sẽ đi cụ thể vào các kỹ năng mà học viên cần được trang bị để áp dụng nhuần nhuyễn kiến thức lý thuyết vào thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
2. Kỹ năng thực hành cho luật sư
Khi học viên đã nắm vững lý thuyết và pháp luật, Chương trình đào tạo luật sư của Học viện Tư pháp còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc giúp học viên nắm được những kỹ năng thực hành, để có thể áp dụng kiến thức pháp luật vào thực tiễn. Theo đó, luật sư Việt Nam cần nắm vững 3 kỹ năng thực hành cơ bản như sau:
Kỹ năng tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng phương thức trọng tài hoặc các phương thức giải quyết tranh chấp khác thay thế tranh tụng tại Tòa án (ADR) và Kỹ năng soạn thảo thỏa thuận trọng tài thông qua bài tập thực hành (Case Study 1);
Kỹ năng đại diện, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong tố tụng trọng tài đối với từng vụ việc cụ thể thông qua Bài tập tình huống (Case Study 2).
Tham luận sau đây sẽ đi sâu phân tích những điểm đáng lưu ý để rèn luyện 3 kỹ năng nêu trên.
2.1.Kỹ năng tư vấn khách hàng sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Đầu tiên, luật sư cần giúp khách hàng hiểu rõ thế nào là phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài để lựa chọn phương thức này cho các hợp đồng giao dịch cụ thể. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật trọng tại thương mại năm 2010 “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và ược tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại”. Tuy nhiên, quy định trên chỉ để giải thích từ ngữ trong việc áp dụng Luật trọng tài thương mại và không nhằm mục đích bao quát hết bản chất của trọng tài. Nhìn chung, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện (là hình thức kết hợp giữa yếu tố thỏa thuận và tài phán). Bên cạnh thương lượng, hòa giải hay tố tụng tại tòa án, trọng tài là một trong những phương thức phổ biến nhất để giải quyết tranh chấp với nhiều ưu iểm nổi bật ví dụ như:
+ Tôn trọng thỏa thuận của các bên.
+ Thủ tục mềm dẻo, linh hoạt
+ Chuyên môn của Hội ồng trọng tài phù hợp với từng tranh chấp.
+ Tính bảo mật của quá trình giải quyết tranh chấp Nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch.
+ Vai trò hỗ trợ của tòa án
+ Tính trung lập trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
+ Tính chung thẩm và khả năng thi hành của phán quyết trọng tài.
2.2.Kỹ năng soạn thảo thỏa thuận trọng tài
Một khi khách hàng đã quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, luật sư cần nắm vững kỹ năng soạn thảo một thỏa thuận trọng tài cụ thể để tránh rơi vào trường hợp bị vô hiệu hay không thể thực hiện được. Đồng thời, luật sư cũng phải lựa chọn tổ chức trọng tài, lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài, số lượng trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài.
+ Lựa chọn tổ chức trọng tài:
+ Uy tín quốc tế
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành, giúp việc
+ Quy tắc hành chính
+ Quy tắc tố tụng
+ Các dịch vụ cung cấp
+ Danh sách trọng tài viên: tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn và đào tạo
+ Chi phí hành chính, lệ phí trọng tài, phí trọng tài viên và các chi phí khác
+ Chịu sự điều chỉnh của Luật trọng tài
Luật sư tham khảo những yếu tố nêu trên để lựa chọn một trung tâm trọng tài phù hợp. Ví dụ như trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoạt động với tiêu chí thân thiện, minh bạch, hiệu quả và phí trọng tài tương đối thấp. Trong khi đó, với SIAC, HKIAC hay ICC sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và ban thư ký điều hành gồm nhiều luật sư có kinh nghiệm quốc tế - ngoài ra SIAC, LCIA hay ICC còn có tòa trọng tài xử lý nhanh gọn các phản đối về trọng tài viên hay thẩm quyền. Lựa chọn tổ chức trọng tài cũng phụ thuộc vào quy tắc tố tụng trọng tài và địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài:
Tổ chức trọng tài có cho phép áp dụng quy tắc tố tụng khác hay không? Cần lưu ý rằng đối với nhiều trung tâm trọng tài, việc chọn bộ quy tắc của họ cũng đồng nghĩa với việc lựa chọn tổ chức có để điều hành vụ kiện trọng tài
Quy tắc tố tụng trọng tài có phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế - Quy tắc trọng tài của UNCITRAL hay không?
Mức độ can thiệp của tổ chức trọng tài vào việc xét xử hay tính độc lập
Sự tự do lựa chọn của các bên có được tôn trọng hay không
Lựa chọn số lượng trọng tài viên: thông thường số lượng trọng tài viên thường là 1 hoặc 3. Với 3 trọng tài viên, các bên có thể chỉ định trọng tài viên có thể hiểu tốt nhất những lập luận của mình (ví dụ cùng chuyên môn trong lĩnh vực tranh chấp, am hiểu hệ thống pháp luật mà bên mình sẽ trình bày v.v.) đồng thời Hội ồng trọng tài gồm 3 trọng tài viên tiện cho từng thành viên thảo luận, trao đổi hơn. Trong khi đó, với 1 trọng tài viên, quá trình giải quyết tranh chấp sẽ nhanh chóng, tiết kiệm hơn.
Lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp: lựa chọn địa iểm giải quyết tranh chấp là một lựa chọn quan trọng hàng đầu khi soạn thảo thỏa thuận trọng tài. Địa điểm này phải thuận tiện cho việc di chuyển của các bên. Đồng thời, khung pháp lý và hệ thống tòa án tại địa điểm giải quyết tranh chấp cũng đặc biệt quan trọng: luật trọng tài tại địa điểm giải quyết sẽ áp dụng trực tiếp vào vụ kiện, và tòa án cũng có vai trò hỗ trợ vụ kiện trọng tài ví dụ như triệu tập nhân chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài v.v. Vì vậy cần xem xét Tòa án sở tại có hỗ trợ trọng tài hay không? Và Luật trọng tài có phù hợp với Luật mẫu của UNCITRAL hay không?
Lựa chọn luật áp dụng thỏa thuận trọng tài: theo công ước New York mà Việt
Nam là thành viên, nếu các bên không có thỏa thuận, luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài được mặc định là luật nơi ban hành phán quyết (Điều V.1.a). Luật áp dụng thỏa thuận trọng tài sẽ điều chỉnh các yếu tố như sự tồn tại, hiệu lực hay tính kh thi của thỏa thuận trọng tài – đồng thời cũng điều chỉnh vai trò của tòa án trong việc đảm bảo thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.
Luật sư cũng nên tham khảo điều khoản mẫu của các trung tâm trọng tài mà mình lựa chọn[3], đồng thời lưu ý Bản hướng dẫn về soạn thảo thỏa thuận trọng tài của Hiệp hội luật sư quốc tế IBA để đảm bảo một thỏa thuận đầy đủ, phù hợp nhất với đặc tính của từng giao dịch pháp lý phức tạp và những tranh chấp tiềm tàng có thể phát sinh.
2.3.Kỹ năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của một bên trong vụ kiện trọng tài trong một bài giảng lý thuyết
2.3.1. Kỹ năng tư vấn
Tư vấn sơ bộ và đánh giá ban đầu đối với một số vấn ề cơ bản khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
Tư vấn về các giai đoạn tố tụng trọng tài cụ thể và các thời hạn, thời hiệu tương ứng;
Đưa ra chiến lược trong từng giai đoạn tố tụng bao gồm cả khả năng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thi hành phán quyết trọng tài sau này
Lựa chọn trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài
Tiêu chuẩn: Kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức
Các phương thức đánh giá: xem xét nơi đào tạo, nơi làm việc, kinh nghiệm thực tiễn, tham khảo đánh giá của thị trường và tìm hiểu chuyên môn chuyên chuyên sâu của trọng tài viên.
Xem xét phản đối về thẩm quyền
Cân nhắc đề nghị xét xử sơ bộ về luật nội dung
Tư vấn về phiên họp giải quyết tranh chấp cuối cùng
2.3.2. Chứng cứ trong tố tụng trọng tài
Các quy định về chứng cứ trong tố tụng trọng tài hết sức linh hoạt và đa dạng, không bị ràng buộc như tố tụng tại Tòa án. Tuy nhiên, chính vì tính linh hoạt đa dạng như vậy mà luật sư càng cần phải được trang bị để sử dụng chứng cứ một cách tối ưu. Các bước sử dụng chứng cứ trong trọng tài bao gồm:
+ Điều tra (Đ45 LTTTM)
+ Thu thập chứng cứ (Đ 46.1 và 46.2 LTTTM)
+ Trưng cầu giám định, định giá tài sản (Đ 46.3 LTTTM)
+ Tham vấn chuyên gia (Đ. 46.4 LTTTM)
+ Yêu cầu Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ (Đ 46.5 và 46.6 LTTTM)
+ Triệu tập người làm chứng và yêu cầu tòa án triệu tập người làm chứng (Đ 47)
+ Xem xét giá trị pháp lý của chứng cứ: không có những yêu cầu cao như của Tòa án, nhưng việc nộp quá nhiều chứng cứ không liên quan dẫn đến rủi ro kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp và gây tốn kém cho khách hàng.
Đối với trọng tài quốc tế, hệ thống thông luật và dân luật thường có những thói quen tố tụng khác nhau, ví dụ như một số hệ thống việc xét hỏi người làm chứng ngay tại phiên họp là hết sức quen thuộc, nhưng tại một số hệ thống luật khác lại chỉ yêu cầu người làm chứng trả lời trọng tài viên, hay thậm chí chỉ cần một bản khai. Hội đồng trọng tài quốc tế do đó thường đưa ra những chỉ đạo về quy tắc chứng cứ trong từng vụ để đảm bảo tính ổn định xuyên suốt quá trình tố tụng, hay thậm chí mở một phiên họp riêng để đánh giá chứng cứ và thống nhất quy tắc chứng cứ. Về điểm này, Quy tắc chứng cứ của IBA được đánh giá cao trong thực tiễn bởi Quy tắc này dung hòa được những thực tiễn xét xử của hệ thống thông luật và dân luật.
2.3.3. Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Phân loại biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể sử dụng (Điều 49.2 LTTTM)
Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án và Hội đồng trọng tài (Điều 48.1 và 49.3)
Điều kiện áp dụng (Điều 49.4)
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 49.5)
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 50 và 51)
Vai trò của Trọng tài viên khẩn cấp ở một số tổ chức trọng tài quốc tế
2.3.4. Kỹ năng soạn thảo các bản luận cứ
Trong việc soạn thảo các bản luận cứ, Luật sư cần lưu ý một số điểm sau:
Xác định thẩm quyền của Tòa án có liên quan, tư cách pháp lý của các bên tham gia tố tụng trọng tài, việc nhập và tách vụ kiện;
Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài, luật xem xét giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài, luật áp dụng xem xét nội dung vụ việc;
Quy tắc tố tụng trọng tài;
Quy tắc xem xét; đánh giá giá trị pháp lý của chứng cứ
Tư cách ngưòi đệ trình bản luận cứ
Tuân theo các quy định về đệ trình chứng cứ, thời hạn nộp bản luận cứ theo quy tắc mà các bên lựa chọn hay thời hạn ấn định bởi Hội đồng trọng tài.
2.3.5. Kỹ năng tranh luận tại phiên họp
Trước phiên họp:
Chuẩn bị kỹ các hồ sơ, tài liệu cần thiết
Nắm chắc các cơ sở pháp lý và lập luận nêu ra
Nắm chắc trình tự, thủ tục phiên họp
Phỏng vấn người làm chứng trước để chuẩn bị nếu cần thiết
Trong phiên họp:
Tuân theo quy trình tố tụng mà Hội đồng trọng tài ban hành
Trình bày các ý một cách rõ ràng, mạch lạc và phân bố thời gian hợp lý cho từng luận cứ.
Khi nhận thấy có sai sót về tố tụng, cần nêu ra ý kiến
Sau phiên họp:
Cần xem xét kỹ biên bản phiên họp để kịp thời đính chính
Chú ý các sai sót về tố tụng trong phiên họp
2.3.6. Lưu ý khi Thi hành Phán quyết trọng tài
Cần xác định vụ việc là trọng tài trong nước hay trọng tài nước ngoài để xem xét:
Các căn cứ và thời hạn để yêu cầu thi hành/từ chối thi hành
Tòa án có thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu thi hành
Các vấn đề khác như án phí, lệ phí yêu cầu thi hành, các thủ tục liên quan đến cơ quan thi hành án.
***
Trên đây là phần tham luận để góp phần trợ giúp Học viên tư pháp xây dựng chương trình đào tạo các kỹ năng luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hi vọng những đóng góp trên sẽ hữu ích để đào tạo được một lớp luật sư không những có kiến thức pháp luật tốt mà còn thành thạo kỹ năng thực hành, đáp ứng nhu cầu ngày một cao về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài./.
Trọng tài viên NGUYỄN MẠNH DŨNG/ LÊ QUANG HƯNG
[1] Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng là Thạc sỹ chuyên sâu Giải quyết tranh chấp quốc tế (Anh), Giám ốc Công ty Luật TNHH Tư vấn Độc Lập, thành viên Viện Trọng tài (CIArb), Lê Quang Hưng là trợ lý nghiên cứu chuyên sâu về Trọng tài quốc tế.
[2] Tham khảo số lượng vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC tại http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/thong-ke-92/357/So-vu-tranh-chap-tai-VIAC-trong-17-nam-tu.aspx
[3] Xem điều khoản mẫu của VIAC tại http://viac.org.vn/vi-VN/Home/dieu-khoan-mau-101/154/Dieu-khoan-trong-tai-mau-cua-VIAC.aspx