Quy tắc tố tụng trọng tài củaVTA được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam
VTA - trung tâm trọng tài thương nhân việt nam
TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM - VTA là cơ quan tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Là một tổ chức độc lập, không vì mục đích lợi nhuận; các hoạt động giải quyết tranh chấp của VTA được đảm bảo thực hiện bởi quy trình tố tụng minh bạch, bảo mật, đáp ứng tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên, không ngừng được cải tiến theo yêu cầu thực tiễn và xu hướng giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài trên thế giới.
10000
Doanh nghiệp kết nối, lựa chọn VTA là cơ quan giải quyết tranh chấp
100
Trong tài viên và chuyên gia nước ngoài tham gia các hoạt động của VTA
50%
Vụ tranh chấp phát sinh từ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân
20%
Vụ việc được thụ lý và giải quyết có yếu tố nước ngoài
Hoạt động tại VTA
Tại VTA, Alternative (Thay thế) là thúc đẩy Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolution). Alternative chính là một trong 05 yếu tố nền tảng tạo nên giá trị "RAPID" của VTA: Respect(Trân trọng) – Alternative(Thay thế) – Prestige(Trung tín) – Intelligence(Trí tuệ) – Dedication(Tận tâm)
Câu hỏi phổ biến
Hãy để VTA giải đáp những câu hỏi của Quý Thương nhân, Doanh nghiệp về phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài và hòa giải.
Theo Khoản 2 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại, trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Theo Khoản 3 Điều 7 Quy tắc VTA, kèm theo Đơn khởi kiện phải có thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan.
Theo khoản 2 Điều 7 Quy tắc VTA, Đơn khởi kiện gồm các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm Đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên;
c) Tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp;
d) Cơ sở khởi kiện;
đ) Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn;
e) Tên của người được Nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 hoặc Điều 13 của Quy tắc.
g) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là cá nhân
VTA có thể gửi ngay Thông báo và Đơn khởi kiện của Nguyên đơn cho Bị đơn trong trường hợp Nguyên đơn đã nộp Đơn khởi kiện theo Khoản 2 Điều 7 Quy tắc VTA và Nguyên đơn nộp đủ phí trọng tài theo Quy định tại Điều 35 Quy tắc VTA.
Theo Điều 8 Quy tắc VTA, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày VTA nhận được Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài, các tài liệu khác có liên quan và phí trọng tài quy định tại Điều 35 của Quy tắc VTA, VTA gửi tới Bị đơn Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan.
Các tài liệu kèm theo Đơn khởi kiện, Bản tự bảo vệ, Đơn kiện lại và các tài liệu khác có thể là bản chính, bản sao hoặc bản sao có công chứng. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng Trọng tài có thể yêu cầu các bên cung cấp tài liệu theo hình thức mà Hội đồng Trọng tài quyết định.
Tin tức cập nhật
Khám phá các thông tin mới nhất về hoạt động trọng tài và hòa giải tại VTA cũng như các hoạt động trọng tài và hòa giải quốc tế tại các quốc gia trên thế giới
Góc nhìn trọng tài viên
Tại VTA, Intelligence (Trí tuệ) là Thấu hiểu sự việc, tư duy kiến tạo và mang lại giá trị. Intelligence là một trong 05 yếu tố nền tảng tạo nên giá trị "RAPID" của VTA: Respect (Trân trọng) – Alternative (Thay thế) – Prestige (Trung tín) – Intelligence (Trí tuệ) – Dedication (Tận tâm)