Quy tắc tố tụng trọng tài

Quy tắc tố tụng trọng tài củaVTA được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam

Điều khoản trọng tài mẫu

VTA khuyến nghị các bên đưa điều khoản trọng tài sau đây vào ngay trong hợp đồng

Biểu phí trọng tài

Biểu phí của Trung tâm trọng tài thương nhân Việt Nam áp dụng từ 20/07/2018

Danh sách trọng tài viên

Danh sách các trọng tài viên hiện đang tham gia vào VTA

Giải quyết tranh chấp kinh doanh

VTA là cơ quan tổ chức và điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh theo sự thoả thuận của các bên, Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam và trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là Thành viên của Công ước New York năm 1958. Trường hợp các bên đã có thoả thuận trọng tài có hiệu lực, vụ tranh chấp đó do Trọng tài giải quyết; nếu một bên khởi kiện tại Toà án, Toà án phải từ chối thụ lý.

23:22 27/06/2024 by VTA

Theo Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam, tại VTA Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp:

  1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mạiHoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
  2. Tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mạiTrong quan hệ tranh chấp này chỉ cần một bên có hoạt động thương mại, bên còn lại có thể không vì mục đích lợi nhuận; như tranh chấp giữa doanh nghiệp với cá nhân..
  3. Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định giải quyết bằng trọng tài: Không phụ thuộc vào yếu tố “hoạt động thương mại” hay “có ít nhất một bên có hoạt động thương mại”, trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp khi có quy định của pháp luật. 

 

ƯU THẾ CỦA VTA 

Cùng với những ưu điểm chung của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài so với Toà án, VTA còn có nhiều ưu thế trong giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng Trọng tài

(1)

RAPID: VTA tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng giá trị "RAPID" với Respect (Trân trọng), Alternative (Thay thế), Prestige (Trung tín), Intelligence (Trí tuệ), và Dedication (Tận tâm).  

(2)

Môi trường kinh doanh: VTA chú trọng đến yếu tố văn hóa và môi trường kinh doanh của mỗi bên, để cung cấp dịch vụ tối ưu nhất trong quá trình trọng tài.

(3)

Quy tắc tố tụng: Quy tắc tố tụng của VTA liên tục được cải tiến dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và tiêu chuẩn quốc tế. VTA khuyến khích các bên sáng tạo, lựa chọn áp dụng các quy tắc, thủ tục tố tụng.

(4)

Thủ tục rút gọn: VTA cung cấp quy trình giải quyết nhanh; theo sự thoả thuận của các bên, vụ tranh chấp có thể được giải quyết mà không cần mở phiên họp, phán quyết trọng tài có thể được ban hành trong 07 ngày với các tranh chấp có giá trị dưới 01 tỷ đồng.

(5)

Trọng tài viên: Trọng tài viên VTA am hiểu về sản xuất, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và thấu hiểu pháp luật. Trọngtài viên quốc tế của VTA  đến từ nhiều quốc gia và nền văn hoá khác nhau, thông thạo nhiều ngôn ngữ.

(6)

Phí trọng tài linh hoạt: VTA không thu phí nộp hồ sơ khi khởi kiện. Phí trọng tài được áp dụng linh hoạt dựa trên giá trị tranh chấp, mức độ phức tạp và tính chất của mỗi vụ việc.

(7)

Hợp tác quốc tế: VTA chú trọng hợp tác quốc tế với các quốc gia là thành viên của Công ước NewYork 1958. Hoạt động giải quyết tranh chấp của VTA vì thế luôn tiệm cận với chuẩn mực của trọng tài quốc tế và phù hợp xu hướng giải quyết tranh chấp của thế giới.

'

Điều khoản trọng tài mẫu (Model Arbitration Clause) của VTA: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. “Any dispute arising out of or in relation with this contract shall be resolved by arbitration at the Vietnam Traders Arbitration Centre (VTA) in accordance with its Rules of Arbitration”.

Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) là cơ quan tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài quy chế, với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài.