Quy tắc tố tụng trọng tài

Quy tắc tố tụng trọng tài củaVTA được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam

Điều khoản trọng tài mẫu

VTA khuyến nghị các bên đưa điều khoản trọng tài sau đây vào ngay trong hợp đồng

Biểu phí trọng tài

Biểu phí của Trung tâm trọng tài thương nhân Việt Nam áp dụng từ 20/07/2018

Danh sách trọng tài viên

Danh sách các trọng tài viên hiện đang tham gia vào VTA

Tin tức khác

9 3/2025
Vai Trò của Phụ Nữ trong Trọng Tài: Lập Luận về Bình Đẳng Giới tại Kazakhstan

Sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ đã được thừa nhận như một khía cạnh cơ bản của sự tồn tại của con người, với những tác động khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Trong khi một số ngành, chẳng hạn như thể thao hoặc lao động chân tay, có thể nhấn mạnh những khác biệt này một cách rõ ràng, thì các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực giải quyết tranh chấp chuyên nghiệp, nên ưu tiên bình đẳng hơn là phân biệt giới tính.

17 10/2024
Phát triển Trọng tài Thương mại tại Việt Nam: Những lợi ích từ góc độ kinh tế và đào tạo pháp lý

Trong tháng 9 năm 2024 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, BritCham Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Loseby Lecture 2024 với chủ đề “Phát triển Trọng tài Thương mại tại Việt Nam: Những lợi ích từ góc độ kinh tế và đào tạo pháp lý”. Bài giảng Loseby 2024 được trình bày bởi Trọng tài viên, TS. Đặng Xuân Hợp, Chủ tịch Hop Dang’s Chamber. Với sự cho phép của đơn vị tổ chức và tác giả, VTA hân hạnh được giới thiệu toàn văn bài giảng đầy cảm hứng này.

26 9/2024
Tìm kiếm và Bổ nhiệm Chuyên gia

Bài viết này là phần mở rộng của bài thuyết trình mà tác giả đã trình bày tại Hội nghị BICAM trong khuôn khổ Tuần lễ ADR Borneo 2024, diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm 2024. Bài thuyết trình tập trung vào chủ đề ‘Tìm kiếm và Bổ nhiệm Nhân chứng Chuyên gia’. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận liên quan đến việc bổ nhiệm chuyên gia bởi hội đồng trọng tài hoặc các bên tranh chấp trong quá trình trọng tài quốc tế. Chúng ta sẽ không đề cập đến các trọng tài viên - chuyên gia hoặc các quyết định của chuyên gia.

18 9/2024
Một Bước Tiến Quan Trọng trong Sự Phát Triển của Trọng Tài tại Kazakhstan

Gần đây, một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong việc thúc đẩy trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế tại Kazakhstan. Vào ngày 13 tháng 9 năm 2024, Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Kazakhstan đã thông qua Nghị quyết thi hành số 51-НП “Về tính phù hợp của Khoản 3 Điều 52 Luật Cộng hòa Kazakhstan về Trọng tài, ngày 8 tháng 4 năm 2016, với Hiến pháp Cộng hòa Kazakhstan”.

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong thu hút đầu tư nước ngoài

Trong hành trình thu hút dòng vốn FDI chất lượng, không chỉ các yếu tố như vị trí địa lý, chi phí nhân công hay chính sách ưu đãi thuế đóng vai trò quyết định, mà một yếu tố ngày càng trở nên thiết yếu – đó là cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, công bằng và có thể thi hành quốc tế.

14:53 22/04/2025 by VTA

Từ góc nhìn thực tiễn của những người trực tiếp tham gia hoạt động trọng tài thương mại, hai Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) – Luật sư Nguyễn Hoàng Chương và Luật sư Đặng Diệu Phương – đã phân tích vai trò của cơ chế trọng tài trong việc tạo dựng môi trường đầu tư ổn định, minh bạch; đồng thời đề xuất các giải pháp thiết thực để trọng tài thương mại trở thành một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy số 16 (6357), ngày 21/4/2025 với tiêu đề “Cơ chế giải quyết tranh chấp trong thu hút đầu tư nước ngoài.”

Trân trọng giới thiệu tòan văn nội dung bài viết dưới đây:

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong thu hút đầu tư nước ngoài                                                                                    

LS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG (*) - LS ĐẶNG DIỆU PHƯƠNG (**)    

Trong thu hút đầu tư vốn đầu tư nước ngoài (FDI), môi trường đầu tư đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư. Việc tạo dựng một môi trường đầu tư ổn định, minh bạch và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư sẽ tạo động lực lớn để họ rót vốn mà một trong những yếu tố và điều kiện hình thành môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch là cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, công bằng và nhanh chóng. 

Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư quốc tế có xu hướng chậm lại, Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm sáng thu hút  vốn FDI với số vốn FDI năm 2024 đạt mức cao kỷ lục, gần 25,35 tỉ USD. 

Trong năm 2025, Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu và tiếp tục tăng trưởng trong việc thu hút nguồn vốn FDI, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang tiến hành các cải cách mạnh mẽ về hành chính, thể chế, môi trường đầu tư trong nước. Để đạt được mục tiêu này, việc tạo ra một môi trường đầu tư ổn định, minh bạch và thuận lợi là yếu tố then chốt. 

Môi trường đầu tư và trọng tài thương mại 

Phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống tại Việt Nam là tòa án, dù đã được cải thiện gần đây ngoài các tòa chuyên trách còn bổ sung thêm tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt về hành chính, về sở hữu trí tuệ và về phá sản; nhưng do số lượng vụ án lớn, việc đảm bảo các yếu tố đặc thù của tranh chấp kinh tế như giải quyết nhanh chóng, đạt hiệu quả cao và bảo mật thông tin vẫn còn là một thách thức không nhỏ đối với hệ thống tòa án. 

Vì vậy, Trọng tài Thương mại, với những ưu điểm vượt trội như tính bảo mật, trình tự tố tụng linh hoạt (đơn giản, nếu lựa chọn theo thủ tục rút gọn) và khả năng thi hành cao khi có thể được công nhận và thi hành tại hơn 170 quốc gia, luôn được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng, lựa chọn và trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả. So sánh với phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống là tố tụng tòa án, Trọng tài Thương mại không những tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp mà còn bảo vệ bí mật kinh doanh, tính khả thi khi thi hành tại nước ngoài. 

Mặc dù Việt Nam gia nhập Công ước New York 1958 tương đối sớm (từ năm 1995), nhưng cho đến hiện nay cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam chưa thực sự phát triển theo đúng tiềm năng. Theo văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về thủ tục tố tụng trọng tài là Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và hiện nay là Luật Trọng tài thương mại 2010, thì cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tuy ngày càng phổ biến, nhưng chưa thực sự hiệu quả. 

Việt Nam hiện có gần 50 trung tâm trọng tài được thành lập nhưng số trung tâm thực chất hoạt động chỉ là một phần nhỏ trong số này và các vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài chiếm chưa tới 10% tổng số vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án. 

Các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, đặc biệt nếu một bên không có hiện diện thương mại tại Việt Nam thì cơ quan giải quyết tranh chấp được lựa chọn sẽ là trọng tài của bên nước ngoài; hoặc nếu có thì bên Việt Nam thường chỉ có thể đề xuất một cơ quan trung lập như SIAC hay HKIAC và gần đây có thể kể thêm VIAC, VTA nếu phía nước ngoài là doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Điều này cho thấy sự phát triển của hệ thống trọng tài tại Việt Nam chỉ mới là về lượng nhưng chưa thực sự phát triển về chất. 

Bên cạnh đó, mặc dù Luật Trọng tài thương mại đã ban hành từ hơn 14 năm nay nhưng khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa thực sự tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế hay cơ chế xem xét hủy phán quyết hay công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài còn chưa thuận lợi khi việc diễn giải điều khoản “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là chưa nhất quán, dù đã có hướng dẫn từ Hội đồng Thẩm phán. 

Để Trọng tài Thương mại trở thành lợi thế cạnh tranh

Nhóm tác giả đã từng nghe câu chuyện từ một trọng tài viên có tiếng kể câu chuyện của cá nhân anh khi tham gia đàm phán một dự án lớn từ những năm 90 rằng phía nước ngoài kiên quyết lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp là trọng tài và đàm phán có nguy cơ thất bại nếu không thống nhất được điều khoản này. Như vậy, việc thu hút dòng vốn FDI của Việt Nam cần xem xét đến việc cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp và biến điều này thành thêm một lợi thế cạnh tranh khi mà Việt Nam đã có được nhiều lợi thế khác như vị trí địa lý chiến lược, nền văn hóa mở, đa dạng, nguồn nhân lực trẻ, năng động... 

Để Trọng tài Thương mại trở thành một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả sau. 

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý: Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài thương mại 2023 cần nhanh chóng hoàn thiện và ban hành sớm với sự xem xét, lựa chọn áp dụng luật mẫu UNCITRAL để tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế, có sự rõ ràng, minh bạch đối với nội dung quan trọng là “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. 

Thứ hai, nâng cao năng lực: năng lực tổ chức, điều hành của các Trung tâm Trọng tài cần được tăng cường, đội ngũ trọng tài viên cần được đào tạo một cách chuyên nghiệp, nâng cao khả năng tham gia các hội đồng trọng tài xem xét các vụ tranh chấp không chỉ ở trong nước mà là ở khu vực và châu lục. 

Thứ ba, mở rộng hiện diện tại khu vực và hợp tác quốc tế: Trọng tài là cơ chế giải quyết tranh chấp mà các quốc gia “nói cùng một ngôn ngữ”. Vì vậy, hoạt động trọng tài thương mại không chỉ cần phát triển tại Việt Nam mà phải tăng hiện diện tại khu vực, tăng cường hợp tác với các Trọng tài Thương mại tại khu vực Đông Nam Á, châu Á để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, dần nâng tầm của lực lượng trọng tài viên Việt Nam cũng như hình ảnh của các Trọng tài Thương mại Việt Nam trong mắt cộng đồng doanh nghiệp FDI. 

Cơ chế giải quyết tranh chấp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài mà trong đó Trọng tài Thương mại là cơ chế phù hợp, có tiềm năng lớn để phát triển. Để tận dụng tối đa lợi thế của cơ chế này, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực của các tổ chức trọng tài, tăng cường quảng bá và mở rộng hợp tác quốc tế; góp phần tạo nên một môi trường đầu tư ổn định, minh bạch và hấp dẫn, thu hút FDI và phát triển một nền kinh tế bền vững. 

Trọng tài Thương mại, với những ưu điểm vượt trội như tính bảo mật, trình tự tố tụng linh hoạt (đơn giản, nếu lựa chọn theo thủ tục rút gọn) và khả năng thi hành cao khi có thể được công nhận và thi hành tại hơn 170 quốc gia, luôn được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng, lựa chọn và trở thành một phương  thức giải quyết tranh chấp hiệu quả.                                                                                                                                            

(*) Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam

(**) Trọng tài viên, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam                

-VTA-

Điều khoản trọng tài mẫu (Model Arbitration Clause) của VTA: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. “Any dispute arising out of or in relation with this contract shall be resolved by arbitration at the Vietnam Traders Arbitration Centre (VTA) in accordance with its Rules of Arbitration”.

Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) là cơ quan tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài quy chế, với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài.