Quy tắc tố tụng trọng tài

Quy tắc tố tụng trọng tài củaVTA được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam

Điều khoản trọng tài mẫu

VTA khuyến nghị các bên đưa điều khoản trọng tài sau đây vào ngay trong hợp đồng

Biểu phí trọng tài

Biểu phí của Trung tâm trọng tài thương nhân Việt Nam áp dụng từ 20/07/2018

Danh sách trọng tài viên

Danh sách các trọng tài viên hiện đang tham gia vào VTA

Tin tức khác

6 5/2025
Chia sẻ của Chủ tịch VTA: NextGen VTA và thế hệ được tin cậy

Trong khuôn khổ Talkshow NextGen VTA số đầu tiên – Tháng 5/2025, với chủ đề “Bạn hỏi, NextGen VTA trả lời”, Ban Truyền thông NextGen VTA đã có cuộc trò chuyện cùng Luật sư Phạm Xuân Sang – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA).

5 5/2025
VTA CHÍNH THỨC RA MẮT “NEXTGEN VTA” Thúc đẩy thế hệ pháp lý trẻ tin cậy, tiên phong và hội nhập.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2025 Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) chính thức ra mắt sáng kiến NextGen VTA – cộng đồng kết nối, phát triển và truyền cảm hứng dành cho các chuyên gia pháp lý và trọng tài viên trẻ dưới 35 tuổi tại Việt Nam và khu vực.

28 4/2025
Công ty Luật TAHOTA (Trung Quốc) thăm và kết nối với VTA

Sáng ngày 26/4/2025, Công ty Luật TAHOTA – do Luật sư Xiaomin Liao, Luật sư thành viên của TAHOTA, dẫn đầu – đã đến thăm và làm việc tại Văn phòng VTA TP.HCM.

26 4/2025
Đoàn Luật sư của Công ty Luật Zhong Yin (Trung Quốc) đến thăm và làm việc tại VTA

Sáng ngày 25/4/2025, Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) đã vui mừng chào đón Đoàn Công ty Luật Zhong Yin – một trong những hãng luật hàng đầu Trung Quốc – đến thăm và làm việc tại trụ sở VTA, TP. Hồ Chí Minh

Trọng tài thương mại và sự phát triển của nền kinh tế

(KTSG Online) - Trọng tài thương mại không chỉ là một phương thức giải quyết tranh chấp mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Sự kết hợp giữa các chuẩn mực quốc tế và sự am hiểu văn hoá và môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ là chìa khóa để trọng tài thương mại trở thành lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

08:37 29/01/2025 by VTA

Trọng tài thương mại không chỉ là một phương thức giải quyết tranh chấp, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Ảnh: ipleaders.in

Những cải cách sâu rộng về kinh tế và chính trị đã đưa GDP từ 26,3 tỉ đô la Mỹ năm 1986 lên 430 tỉ đô la năm 2023, với GDP bình quân đầu người đạt 4.300 đô la Mỹ. Thành công này có sự đóng góp to lớn từ khu vực kinh tế tư nhân, hiện chiếm hơn 40% GDP, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động và chiếm hơn 30% tổng vốn đầu tư xã hội.

Những năm qua, Chính phủ đã không ngừng cải cách pháp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính và xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch nhằm hỗ trợ khu vực này phát triển. Trong môi trường kinh tế sôi động đó, việc giải quyết tranh chấp thương mại một cách nhanh chóng và hiệu quả là yếu tố then chốt để giảm thiểu chi phí, thời gian, bảo vệ uy tín và duy trì niềm tin của nhà đầu tư.

Thực tế khi tham gia các dự án hợp tác phát triển nhiều thương hiệu quốc tế như Emart, Mazda, Peugeot, BMW trong vai trò là luật sư tư vấn, tôi thường thấy hầu hết các đối tác nước ngoài này đều đề xuất chọn tổ chức trọng tài của nước họ hoặc các trung tâm trọng tài quốc tế như ICC hay SIAC để giải quyết tranh chấp. Dù tại thời điểm đó, Việt Nam đã có khoảng 20 tổ chức trọng tài nhưng việc các tổ chức này được lựa chọn làm cơ quan giải quyết tranh chấp trong các hợp đồng quốc tế vẫn là một thách thức lớn. Điều này phản ánh sự chênh lệch về sự nhận diện, tiêu chuẩn và năng lực của các trung tâm trọng tài trong nước và kỳ vọng của các đối tác quốc tế.

Thực tiễn đó đòi hỏi Việt Nam cần phát triển các trung tâm trọng tài thương mại không chỉ chú trọng đến các giá trị văn hóa, môi trường kinh doanh và thực tiễn pháp luật Việt Nam mà còn tiếp cận và đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế. Những trung tâm như vậy không chỉ mang đến giải pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước mà còn góp phần thúc đẩy lòng tin và sự hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Trọng tài, cũng như tòa án, là cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh. Tuy nhiên, quyền tài phán của trọng tài xuất phát từ sự đồng thuận và "trao quyền" của các bên tranh chấp. Điều này dựa trên niềm tin vào tính trung lập, đạo đức và chuyên môn cao của các trọng tài viên. Trọng tài thương mại mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như quyền tự định đoạt của các bên (Party Autonomy) khi tự do lựa chọn trọng tài viên, quy trình, thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp.

Quy trình trọng tài được thiết kế khoa học, không ngừng được cải tiến và có thể rút gọn theo yêu cầu của các bên. Vụ tranh chấp được giải quyết không công khai, thông tin về các bên và về vụ việc được bảo mật. Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, thuận lợi trong việc thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự, được công nhận và thi hành tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước New York năm 1958.

Tuy nhiên, trọng tài thương mại tại Việt Nam còn đối mặt với những thách thức. Một trong số đó là sự thiếu nhất quán về cách hiểu và áp dụng "các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam" trong quá trình tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Điều này đôi khi dẫn đến việc tòa án hủy bỏ hoặc không công nhận phán quyết trọng tài.

Để khắc phục, Dự thảo Luật Trọng tài Thương mại sửa đổi năm 2023 đã đề xuất nhiều thay đổi quan trọng, bao gồm việc làm rõ căn cứ hủy bỏ phán quyết, mở rộng phạm vi tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài và đảm bảo sự nhất quán trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Một điểm quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý là cần chủ động lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp ngay từ khi thiết lập hợp đồng, thoả thuận trong kinh doanh. Việc thỏa thuận trước về cơ quan tài phán không chỉ thực hiện quyền tự định đoạt trong kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư chủ động, sẵn sàng cho phương án giải quyết tranh chấp hiệu quả, giảm thiểu rủi ro pháp lý, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những nguyên tắc như tính độc lập của trọng tài viên, quyền tự do lựa chọn quy tắc tố tụng, và sự minh bạch trong quá trình giải quyết tranh chấp đã và đang tạo nên nền tảng cho sự phát triển bền vững của trọng tài thương mại.

Trọng tài thương mại không chỉ là một phương thức giải quyết tranh chấp mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Với sự hiện diện và phát triển của các trung tâm trọng tài trong nước như VIAC hay VTA, trọng tài thương mại sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và nâng cao vị thế của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Sự kết hợp giữa các chuẩn mực quốc tế và sự am hiểu văn hoá và môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ là chìa khóa để trọng tài thương mại trở thành lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

LS. Phạm Xuân Sang - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA)

___

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Điều khoản trọng tài mẫu (Model Arbitration Clause) của VTA: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. “Any dispute arising out of or in relation with this contract shall be resolved by arbitration at the Vietnam Traders Arbitration Centre (VTA) in accordance with its Rules of Arbitration”.

Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) là cơ quan tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài quy chế, với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài.