Quy tắc tố tụng trọng tài

Quy tắc tố tụng trọng tài củaVTA được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam

Điều khoản trọng tài mẫu

VTA khuyến nghị các bên đưa điều khoản trọng tài sau đây vào ngay trong hợp đồng

Biểu phí trọng tài

Biểu phí của Trung tâm trọng tài thương nhân Việt Nam áp dụng từ 20/07/2018

Danh sách trọng tài viên

Danh sách các trọng tài viên hiện đang tham gia vào VTA

Tin tức khác

28 8/2024
Khởi kiện trọng tài tại VTA

Khi một bên muốn khởi kiện tới VTA thì phải nộp Đơn khởi kiện đến VTA. Đơn khởi kiện cần nêu rõ và đủ các nội dung theo quy định tại Điều 7 và thực hiện theo các quy định liên quan tại Quy tắc tố tụng trọng tài VTA năm 2018

28 8/2024
Thành lập hội đồng trọng tài

Trọng tài viên thứ nhất và Trọng tài viên thứ hai sẽ cùng bầu ra Chủ tịch Hội đồng trọng tài , qua đó cùng thiết lập một Hội đồng Trọng tài hoạt động tương tự như một hội đồng xét xử của Tòa án để giải quyết tranh chấp giữa Nguyên đơn và Bị đơn.

28 8/2024
Thẩm quyền của hội đồng trọng tài

Thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài được quy định tại các điều 18, 19, 20 và 21 Quy tắc tố tụng trọng tài tại VTA năm 2018 và quy định tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Hội đồng Trọng tài có quyền xác minh sự việc, thu thập chứng cứ phục vụ giải quyết tranh chấp

28 8/2024
Thi hành phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài là văn bản do Hội đồng Trọng tài lập, giải quyết tất cả các vấn đề mà các bên có yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp. Phán quyết trọng tài tương đương Bản án có hiệu lực của Tòa án, Phán quyết trọng tài là chung thẩm

Phiên họp giải quyết tranh chấp

Hội đồng trọng tài có nghĩa vụ xem xét các tài liệu của Nguyên đơn và Bị đơn để quyết định mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Theo quy định tại Điều 25 Quy tắc VTA, Giấy triệu tập được gửi tới các bên chậm nhất là 15 ngày trước ngày mở phiên họp

15:28 24/08/2024 by VTA

Thời gian và nơi tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Hội đồng Trọng tài quyết định, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Giấy triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp được Trung tâm gửi cho các bên chậm nhất là 15 ngày trước ngày mở phiên họp, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp hoãn phiên họp hoặc Hội đồng Trọng tài quyết định mở phiên họp tiếp theo, thời hạn gửi giấy triệu tập do Hội đồng Trọng tài quyết định, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Hội đồng Trọng tài có thể tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp bằng hình thức teleconference, video-conference hoặc các hình thức thích hợp khác nhằm tối ưu hóa phương thức tiến hành mà vẫn đảm bảo thỏa thuận của các bên.

Các bên có quyền mời người làm chứng, mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và phải thông báo cho Hội đồng Trọng tài trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Hội đồng Trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một bên, có quyền mời tổ chức, cá nhân giám định, định giá tài sản và chuyên gia theo quy định tại Điều 19 của Quy tắc này tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.

Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài ngay tại phiên họp có thể tiến hành hòa giải. Biên bản hòa giải thành phải được lập trong trường hợp hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên và chữ ký của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất. Trong trường hợp này, Hội đồng Trọng tài ra Quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định công nhận hòa giải thành của Hội đồng Trọng tài có hiệu lực như Phán quyết trọng tài.

Nếu thấy các bên không còn bất kỳ tài liệu hoặc chứng cứ có liên quan nào để cung cấp, Hội đồng Trọng tài tuyên bố phiên họp giải quyết vụ tranh chấp này là phiên họp cuối cùng. Sau khi kết thúc phiên họp cuối cùng, Hội đồng Trọng tài không có nghĩa vụ xem xét bất kỳ tài liệu hoặc chứng cứ bổ sung nào, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.