Quy tắc tố tụng trọng tài

Quy tắc tố tụng trọng tài củaVTA được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam

Điều khoản trọng tài mẫu

VTA khuyến nghị các bên đưa điều khoản trọng tài sau đây vào ngay trong hợp đồng

Biểu phí trọng tài

Biểu phí của Trung tâm trọng tài thương nhân Việt Nam áp dụng từ 20/07/2018

Danh sách trọng tài viên

Danh sách các trọng tài viên hiện đang tham gia vào VTA

Tin tức khác

17 3/2025
Hội thảo trực tuyến Pháp luật về Dữ liệu – Giải quyết Tranh chấp bằng Trọng tài

Luật Dữ Liệu của Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2025, cùng với Dự thảo Luật Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân được kỳ vọng sẽ sớm ban hành, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho những thay đổi đáng kể về quy định pháp lý.

13 3/2025
Để vươn tầm quốc tế, doanh nghiệp Việt chỉ biết "phòng thủ" là chưa đủ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các vụ tranh chấp thương mại cũng gia tăng theo cấp số nhân. Trọng tài thương mại là phương thức giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp hiệu quả, đồng thời các "yếu nhân" này cũng góp phần tạo ra sân chơi lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam...

9 3/2025
Thư cảm ơn và Tổng kết Webinar “Empowering Women in Arbitration”

Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Quý vị đã tham gia webinar “Trao quyền cho Phụ nữ trong Trọng tài: Cơ hội & Thách thức".

24 2/2025
EMPOWERING WOMEN IN ARBITRATION: Lợi thế & Thách thức của Phụ nữ trong Trọng tài Thương mại

Trọng tài thương mại là một lĩnh vực đòi hỏi tư duy sắc bén, khả năng đàm phán linh hoạt và kỹ năng giải quyết tranh chấp chuyên sâu. Trong bối cảnh đó, phụ nữ đang ngày càng khẳng định vai trò của mình với những thế mạnh đặc biệt, đồng thời cũng đối diện với những thách thức riêng.

Một trọng tài viên lý tưởng - Góc nhìn từ Jan Paulsson và thực tiễn tại VTA

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng, minh bạch và hiệu quả là yếu tố then chốt để duy trì sự ổn định và phát triển. Trọng tài thương mại đã trở thành phương thức được ưa chuộng, và vai trò của trọng tài viên trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng một trọng tài viên lý tưởng cần có những phẩm chất nào để vừa đảm bảo tính công bằng, vừa duy trì niềm tin vào cơ chế trọng tài?

Dựa trên quan điểm của Jan Paulsson trong cuốn sách The Idea of Arbitration (Oxford University Press, 2013) và thực tiễn tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA), bài viết này phân tích các tiêu chuẩn cốt lõi mà một trọng tài viên nên đáp ứng.

21:37 10/03/2025 by VTA

Sự kết hợp giữa kiến thức pháp lý và tư duy thương mại

Theo Jan Paulsson, một trọng tài viên trước hết phải có kiến thức pháp lý vững chắc. Tuy nhiên, trong một số loại tranh chấp, sự hiểu biết về bối cảnh thương mại có thể giúp họ đưa ra phán quyết phù hợp hơn với thực tiễn. Hợp đồng không chỉ là văn bản pháp lý mà còn phản ánh một quá trình giao dịch kinh doanh giữa các bên. Vì vậy, trọng tài viên cần đánh giá tranh chấp dựa trên cả hai khía cạnh pháp lý và thương mại.

Tại VTA, các trọng tài viên không chỉ được lựa chọn dựa trên chuyên môn pháp lý mà còn dựa vào khả năng am hiểu thực tiễn kinh doanh trong lĩnh vực tranh chấp. Họ đến từ nhiều ngành nghề như công nghệ, xây dựng, cơ khí, ô tô và y tế. Điều này giúp đảm bảo phán quyết trọng tài không chỉ chính xác về mặt pháp lý mà còn có tính thực tiễn cao, phù hợp với nhu cầu thương mại của doanh nghiệp.

Đạo đức nghề nghiệp: nền tảng của trọng tài

Một trọng tài viên giỏi chưa đủ; họ còn phải độc lập và vô tư. Nếu trọng tài viên có lợi ích liên quan đến một trong các bên tranh chấp, tính công bằng của phán quyết có thể bị ảnh hưởng. Paulsson nhấn mạnh rằng hệ thống trọng tài chỉ vận hành hiệu quả khi trọng tài viên duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, nhưng điều này không đơn thuần là yêu cầu cá nhân. Quan trọng hơn, sự chính danh của trọng tài còn đến từ việc các bên có thể tin tưởng vào quy trình tố tụng, không bị chi phối bởi thiên vị hoặc lợi ích ngầm.

Tại VTA, chúng tôi coi trọng đạo đức nghề nghiệp của trọng tài viên và đã xây dựng Bộ Quy tắc Đạo đức với các nguyên tắc cốt lõi: (i) Độc lập – Không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ bên nào; (ii) Khách quan – Không thiên vị, luôn xem xét tranh chấp một cách công bằng; (iii) Công bằng – Đảm bảo mọi bên đều có cơ hội trình bày quan điểm; (iv) Bảo mật – Tôn trọng, đảm bảo tính bảo mật trong tố tụng trọng tài; (v) Tận tâm – Xử lý tranh chấp với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Xem chi tiết Bộ Quy tắc Đạo đức của Trọng tài viên VTA tại http://vtac.vn/quy-tac-dao-duc-trong-tai-vien48

Kỹ năng điều hành tố tụng –  Vai trò của trọng tài viên không chỉ dừng lại ở việc ra phán quyết

Trọng tài không giống như xét xử tại tòa án, nơi có một hệ thống cố định. Trong trọng tài, mỗi hội đồng trọng tài là một đơn vị độc lập và trọng tài viên chính là người dẫn dắt toàn bộ quy trình tố tụng.

Paulsson nhấn mạnh rằng, một trọng tài viên giỏi không chỉ giỏi về mặt pháp lý, mà còn phải có khả năng tổ chức và điều hành tố tụng hiệu quả. Họ phải biết cách kiểm soát quy trình, đảm bảo các bên có cơ hội trình bày quan điểm một cách công bằng mà không làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp. Và họ cần có kỹ năng quản lý hồ sơ, đặt câu hỏi phù hợp, xử lý tình huống một cách linh hoạt để đảm bảo tố tụng diễn ra minh bạch và hiệu quả.

Tại VTA, ngoài đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, trọng tài viên còn được đánh giá về khả năng điều hành tố tụng nhằm đảm bảo mỗi vụ tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và công bằng. Quan điểm điều phối giải quyết tranh chấp của VTA là đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra thông suốt, không có ‘điểm nghẽn’ hay ‘độ trễ’ do trọng tài viên gây ra.

Về tổng thể, một trọng tài viên lý tưởng của Jan Paulsson sẽ cần có: (i) Kiến thức pháp lý vững chắc, nhưng đồng thời cũng phải có tư duy kinh doanh thực tế; (ii) Độc lập và vô tư, đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ lợi ích nào liên quan đến các bên tranh chấp; (iii) Khả năng tổ chức và điều hành tố tụng, giúp quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra hiệu quả và công bằng.

Tại VTA, những tiêu chuẩn đó được cụ thể chế hóa qua Bộ Quy tắc Đạo đức của Trọng tài viên và yêu cầu bắt buộc thực hiện đối với tất cả các trọng tài viên. Thông qua việc tuân thủ Bộ Quy tắc Đạo đức này, mỗi trọng tài viên tại VTA khẳng định trách nhiệm của mình đối với nghề trọng tài trong sự phát triển chung của xã hội.

Tìm hiểu và kết nối với các trọng tài viên của VTA tại  http://vtac.vn/danh-sach-trong-tai-vien

BAN THƯ KÝ VTA

 

Điều khoản trọng tài mẫu (Model Arbitration Clause) của VTA: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. “Any dispute arising out of or in relation with this contract shall be resolved by arbitration at the Vietnam Traders Arbitration Centre (VTA) in accordance with its Rules of Arbitration”.

Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) là cơ quan tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài quy chế, với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài.