EMPOWERING WOMEN IN ARBITRATION: Lợi thế & Thách thức của Phụ nữ trong Trọng tài Thương mại
Trọng tài thương mại là một lĩnh vực đòi hỏi tư duy sắc bén, khả năng đàm phán linh hoạt và kỹ năng giải quyết tranh chấp chuyên sâu. Trong bối cảnh đó, phụ nữ đang ngày càng khẳng định vai trò của mình với những thế mạnh đặc biệt, đồng thời cũng đối diện với những thách thức riêng.
Webinar "Empowering Women in Arbitration: Challenges & Opportunities" sẽ mang đến góc nhìn sâu sắc về hai chủ đề quan trọng:
1. Lợi thế của phụ nữ trong trọng tài thương mại
Phụ nữ ngày càng tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực trọng tài. Những phẩm chất đặc biệt giúp họ trở thành trọng tài viên xuất sắc bao gồm:
- Khả năng đàm phán và lắng nghe tinh tế: Phụ nữ có sự nhạy bén trong giao tiếp, biết cách lắng nghe và thấu hiểu, giúp quá trình giải quyết tranh chấp trở nên hiệu quả hơn.
- Tư duy đa chiều và quản lý cảm xúc tốt: Phụ nữ có thể xử lý xung đột một cách mềm mỏng nhưng quyết đoán, giúp đưa ra các phán quyết khách quan và thuyết phục.
- Sự tỉ mỉ và chú trọng đến chi tiết: Việc phân tích hợp đồng, đánh giá chứng cứ và xây dựng lập luận chặt chẽ là yếu tố quan trọng. Phụ nữ thường có lợi thế trong việc xem xét các vấn đề với độ chính xác cao.
- Kỹ năng lãnh đạo và điều phối xuất sắc: Số lượng nữ trọng tài viên giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Trọng tài ngày càng tăng, phản ánh khả năng dẫn dắt và quản lý phiên tranh tụng của họ.
Theo Trọng tài viên Đặng Diệu Phương, "Phụ nữ Việt Nam có tinh thần kiên cường, khả năng thích nghi nhanh và khả năng giao tiếp sắc bén, giúp họ trở thành những trọng tài viên xuất sắc."
2. Các thách thức của nữ trọng tài viên trong hoạt động trọng tài
Tỷ lệ nữ trọng tài viên chưa cân bằng
- Tại Việt Nam: Nữ trọng tài viên chiếm khoảng 15-20%, riêng tại VTA con số này đạt 35%.
- Trên thế giới: Tỷ lệ này dao động 20-30% tại ICC, SIAC và các trung tâm trọng tài quốc tế lớn.
- Tại ICC, năm 2023: 29,7% trọng tài viên nữ được chỉ định tham gia các hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp (so với năm 2022 là 28,6%), phản ánh sự phát triển tích cực của phụ nữ trong lĩnh vực này.
Những rào cản vô hình
- Một số bên tranh chấp có xu hướng ưu tiên trọng tài viên nam do quan niệm truyền thống.
- Áp lực đối với nữ trọng tài viên khi giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.
Cơ hội tham gia các vụ tranh chấp lớn còn hạn chế
- Việc nữ trọng tài viên tiếp cận các vụ tranh chấp quốc tế quy mô lớn vẫn còn gặp nhiều rào cản.
Theo Trọng tài viên Đặng Diệu Phương, "Trên thế giới, các tổ chức như ArbitralWomen đã tạo ra những mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ để giúp phụ nữ có cơ hội phát triển trong lĩnh vực trọng tài."
Thông tin chi tiết về webinar
📆 Thời gian: 15:00 – 16:30 (GMT+7), ngày 06/03/2025
💻 Nền tảng: Google Meet
🗣️ Ngôn ngữ: Tiếng Anh
💰 Phí tham gia: Miễn phí
🔗 Đăng ký ngay tại ĐÂY
📩 Để biết thêm thông tin: info@vtac.vn
-VTA-
Điều khoản trọng tài mẫu (Model Arbitration Clause) của VTA: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. “Any dispute arising out of or in relation with this contract shall be resolved by arbitration at the Vietnam Traders Arbitration Centre (VTA) in accordance with its Rules of Arbitration”.
Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) là cơ quan tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài quy chế, với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài.