Quy tắc tố tụng trọng tài

Quy tắc tố tụng trọng tài củaVTA được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam

Điều khoản trọng tài mẫu

VTA khuyến nghị các bên đưa điều khoản trọng tài sau đây vào ngay trong hợp đồng

Biểu phí trọng tài

Biểu phí của Trung tâm trọng tài thương nhân Việt Nam áp dụng từ 20/07/2018

Danh sách trọng tài viên

Danh sách các trọng tài viên hiện đang tham gia vào VTA

Tin tức khác

2 12/2024
TRAO ĐỔI CỦA CHỦ TỊCH VTA VỚI VIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THAY THẾ CHÂU Á (AIADR)

Tại Kuala Lumpur, Malaysia, Trọng tài viên Phạm Xuân Sang, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) đã có buổi chia sẻ với Viện Giải quyết Tranh chấp Thay thế Châu Á (AIADR) về sự phát triển của Trọng tài thương mại Việt Nam trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới. Nội dung trao đổi này đã được đăng tải trong tập san “ADR Centurion” phát hành vào ngày 01/12/2024 của Viện Giải quyết Tranh chấp Châu Á (AIADR). VTA xin giới thiệu toàn văn nội dung trao đổi này.

15 11/2024
VTA BỔ NHIỆM GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN HỢP TÁC (PHỤ TRÁCH TRUNG QUỐC VÀ CÁC VÙNG LÃNH THỔ LIÊN QUAN)

Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) vui mừng thông báo quyết định bổ nhiệm Trọng tài viên Tian Jian giữ chức vụ Giám đốc Phát triển Hợp tác (Phụ trách Trung Quốc và các Vùng Lãnh thổ liên quan) kể từ ngày 15/11/2024.

4 11/2024
Cập nhật các điểm đáng chú ý của Hướng Dẫn IBA 2024

Ban Thư ký Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) đã phân tích Hướng dẫn của Hiệp hội Luật sư Quốc tế (IBA) năm 2024 về Xung đột Lợi ích, làm nổi bật những sửa đổi quan trọng đối với các Tiêu chuẩn Chung và hệ thống đèn giao thông. Những cập nhật đáng chú ý bao gồm yêu cầu công bố thông tin nghiêm ngặt hơn cho trọng tài viên và việc tích hợp các yếu tố hiện đại như truyền thông xã hội, phản ánh tính thay đổi liên tục của thực tiễn trọng tài quốc tế.

1 11/2024
THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CỦA TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM (VTA)

Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) trân trọng thông báo về việc thay đổi địa chỉ Trụ sở như sau:

Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và đảm bảo an toàn pháp lý đối với doanh nghiệp” thành công tại TP. Hồ Chí Minh

Sáng ngày 30/10/2024, tại Khách sạn Riverside, TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và đảm bảo an toàn pháp lý đối với doanh nghiệp.” Sự kiện thu hút sự quan tâm của hơn 100 lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia tài chính, luật sư hàng đầu và nhiều cơ quan báo chí với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp quản trị thiết thực về tài chính và pháp lý, giúp doanh nghiệp tái cấu trúc, hoạch định chiến lược để phát triển bền vững trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay.

06:05 31/10/2024 by VTA

Hội thảo được chia thành hai chủ đề chính:

1. Chiến lược Quản trị Tài chính trong Doanh nghiệp:

Phát biểu khai mạc và dẫn đề cho phiên thảo luận Chiến lược Quản trị Tài chính trong Doanh nghiệp, TS. Hà Khắc Minh, Tổng Biên tập Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Là thành viên của Hội tư vấn Thuế Việt Nam, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp thường xuyên nhận được các câu hỏi của độc giả là các doanh nghiệp nhỏ và vừa về các vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật về thuế, tài chính và tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, việc phối hợp với Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) để tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và đảm bảo an toàn pháp lý đối với doanh nghiệp” ngày hôm nay là rất thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều biến động như hiện nay.

Phiên thảo luận có sự tham gia của các diễn giả giàu kinh nghiệm như ông Phạm Xuân Hoà, Giám đốc Kế toán, Tập đoàn Hưng Thịnh; bà Nguyễn Thị Bảo Khuyên, Giám đốc Tài chính Công ty Giá Kho Group; và ông Đinh Ngọc Triển, Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Searefico. Các diễn giả cùng thảo luận 04 nhóm nội dung: (i) Quan điểm, định hướng về quản trị tài chính; (ii) Mô hình và tổ chức bộ máy tài chính - kế toán; (iii) Nhận diện rõ vai trò và nhiệm vụ của CFO và Kế toán trưởng; (iv) Huy động vốn từ ngân hàng trong bối cảnh khó khăn. Các diễn giả đã tâm huyết chia sẻ về những chiến lược tài chính hiệu quả, nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị dòng tiền, tái cấu trúc tài chính và xây dựng bộ máy quản trị tài chính vững mạnh, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển ổn định.

Các diễn giả cũng nhìn nhận rằng, mặc dù các doanh nghiệp có thể có những thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng không tránh khỏi giai đoạn khó khăn, thậm chí là khủng hoảng, nhất là sau giai đoạn Covid-19 và trước những thay đổi của chính sách, pháp luật tại mỗi thời kỳ. Tập đoàn Hưng Thịnh cũng không phải là ngoại lệ, từng đạt doanh thu cao trong lĩnh vực bất động sản, nhưng sau đại dịch và trước nhiều khó khăn của bối cảnh chung, họ đã phải tái cấu trúc và nâng cao năng lực quản trị toàn diện để vượt qua thách thức của giai đoạn suy thoái kinh tế.

2. Chiến lược Quản trị Pháp lý trong Doanh nghiệp:

Chủ đề thảo luận này bắt đầu bằng phát biểu dẫn đề của Luật sư Phạm Xuân Sang, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA). Trong phát biểu của mình, Luật sư Phạm Xuân Sang đã chia sẻ về các thành tựu của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam sau gần 40 năm Đất nước Đổi mới; bên cạnh những khó khăn thì cộng đồng doanh nghiệp đã được tiếp sức bởi nhiều thuận lợi từ cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp tạo ra nhiều thành tựu kinh tế. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp sẽ đối diện với nhiều thách thức từ yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi chính sách pháp luật. Những thách thức này đặt ra yêu cầu phải chú trọng vào quản trị pháp lý song song với việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Ông Sang nhấn mạnh rằng quản trị pháp lý là một trong những yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra giá trị thực và đóng góp vào nền kinh tế.

Chủ đề “Chiến lược Quản trị Pháp lý trong Doanh nghiệp” được thảo luận đầy hứng khởi với sự điều phối của Luật sư Đặng Diệu Phương, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA). Các diễn giả trong phiên này bao gồm LS.Nguyễn Thị Cẩm Ninh (Giám đốc Pháp lý & Tuân thủ Công ty Nestle Việt Nam), LS.Tian Jian (Trọng tài viên VTA, Văn phòng Luật sư Tahota -Trung Quốc), và LS.Nguyễn Hoàng Chương (Trọng tài viên VTA, Trưởng phòng Pháp lý Cấp cao, Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Thái). Các chuyên gia đã phân tích và đưa ra các giải pháp thực tiễn về đảm bảo tuân thủ pháp luật, giảm thiểu rủi ro pháp lý trong sản xuất và kinh doanh, góp phần củng cố nền tảng pháp lý cho doanh nghiệp.

Các diễn giả cùng nhìn nhận rằng một chiến lược quản trị pháp lý hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp: (i) tạo lập tính chuẩn mực pháp lý trong quản trị doanh nghiệp; (ii) bảo đảm tính hợp pháp; và (iii) tạo ra lợi thế pháp lý trong sản xuất kinh doanh.

Hội thảo không chỉ là sự kiện quan trọng mà còn là cơ hội để các nhà lãnh đạo, chuyên gia và luật sư trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các phương pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức về tài chính và pháp lý. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy những biện pháp cần thiết để phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình hoạt động.

-VTA-

Điều khoản trọng tài mẫu (Model Arbitration Clause) của VTA: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. “Any dispute arising out of or in relation with this contract shall be resolved by arbitration at the Vietnam Traders Arbitration Centre (VTA) in accordance with its Rules of Arbitration”.

Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) là cơ quan tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài quy chế, với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài.